16. Đoạn kết của 26 lá thư

Cô chờ từng ngày anh về để thực sự tình yêu đích thực sẽ là vĩnh cửu!
– Đến giờ mà anh vẫn không biết có một người con gái thích anh đến như thế nào sao? – Hạnh gắt lên với Tâm làm cả bar ai cũng ngoái lại nhìn cô.

Tiếp tục đọc

15. Tôi đã sống cả cuộc đời em tôi

Gió sông thổi ào ào đập vào hàng phi lao xanh mướt mải, men theo lối mòn uốn lượn như một con trăn khổng lồ kéo dài từ đường cái xuống phía cánh đồng lúa xanh ngắt đang thì con gái. Tôi đưa bước chân về nơi em tôi đang nằm an giấc ngàn thu, em ra đi khi tuổi đời vừa xanh, như cánh đồng lúa đến độ trổ đòng. Người ta bảo, em đã gánh hết phần cùng cực cho cả gia đình tôi, không biết điều đó có đúng không, nhưng với tôi em đã là tất cả, cho đến tận bây giờ, trong ký ức của tôi, em là người hoàn hảo nhất và tôi, đang sống cả cuộc đời em tôi. 

Tiếp tục đọc

14. Chuyện tình hoa hồng trắng

Tôi và em, hai con người khác xa nhau về hoàn cảnh và tính cách. Em tự do sống trong căn nhà mà chẳng bữa ăn nào được đầy đủ mọi thành viên. Cha mẹ tôi đều làm nghề giáo, sống nhẹ nhàng và nho nhã. Tôi thích những chốn bình yên, thích cafe Trịnh trầm ngâm hoài cổ. Em thích những nơi đông đảo quần chúng, thích quán cafe Rock đầy khói thuốc lá đến mùi nồng hôi, nhạc mở to chan chát và lắc lư trong cuồng say điệu nhạc. Tôi và em, hai thế giới khác nhau, ấy mà lại gặp nhau, lại yêu nhau, chỉ bởi vì loài hoa hồng trắng.

Tiếp tục đọc

2. Cầu thang gió

Con Bé là người nhiệt tình, hoà đồng, dễ gần, nói chung nó có nhiều bạn. Đối với gia đình, Con Bé lễ phép, ngoan ngoãn, được bố mẹ cưng chiều, là thần tượng của mấy đứa em cô, em dì, là một người chị tâm lý cực kỳ với nhóc em ruột, nói chung, không ai phàn nàn về nó.Những người xung quanh lúc nào cũng nhìn thấy Con Bé cười thật tươi, líu lo suốt cả ngày. Tuy rằng cũng có một vài lúc có người bắt gặp nó nhìn xa xăm về đâu đấy nhưng thường sau những lúc như thế người ta không thể thấy nó, dù có đi tìm khắp nơi hay gọi khản cả tiếng. Nhưng rồi chỉ một lúc sau, Con Bé lại xuất hiện, như cũ, vẫn cười thật tươi và lại líu lo. Những người biết nó lâu rồi thì không đi tìm hay gọi đến mức khản cả tiếng, bởi vì kinh nghiệm cho thấy là nó chỉ có thể bị tìm thấy khi nào nó muốn. Còn người mới quen nó, rồi cũng phải làm quen với việc đó thôi.

Đằng sau nhà đa năng là dãy phòng thực hành cũ. Sau khi nâng cấp, chẳng ai còn đến đó bằng lối cầu thang cũ nữa, người ta đi cầu thang mới bên trái, còn cái bên phải này, dĩ nhiên là đã bị bỏ hoang. Con Bé phát hiện ra nơi này khi đang thơ thẩn tìm chỗ ngả lưng cho qua tiết văn của cô giáo chủ nhiệm. Nó ít khi trốn giờ, nhưng khi đã muốn trốn thì chẳng có lý do gì ngăn cản được. Dù có là lớp trưởng, bí thư, tổ trưởng, tổ phó gì can ngăn Con Bé cũng mặc kệ, ngay cả đến giờ của cô giáo chủ nhiệm cũng không làm nó bận tâm. Có lẽ kinh nghiệm dạy cho con người ta nhiều thứ nên bạn bè chẳng mấy đứa nháo nhào lo lắng khi trống rồi nó vẫn chưa vào lớp, có chăng chỉ là hơi ngạc nhiên thôi. Chẳng đứa nào buồn đi tìm, bởi tụi nó biết có tìm cũng chưa chắc đã thấy.

Con Bé có vẻ hài lòng với nơi nó vừa phát hiện được. Chỗ này cách xa khu lớp học, chẳng ồn ào. Đứng ở đây, Con Bé có thể nhìn thấy cả cánh đồng lúa xanh rì sau lưng trường học, cả những ngôi nhà bé tí như trong tranh vẽ. Ở đây, chỉ có một mình, Con Bé có thể trở lại là chính nó, không phải cố cười thật tươi vỗ vai an ủi con bạn đang nước mắt ngắn dài với bài kiểm tra điểm 6 trong khi con 4 to đùng đang nhảy nhót trong cặp nó. Không phải mỉm cười làm như chấp nhận khi thầy Toán thẳng tay phang con 1 kỷ lục vào sổ đầu bài mặc dù nó chỉ quên điền đơn vị vào sau mấy con số dài ngoằng, chẳng phải cố nặn ra mấy nụ cười khi hết bố mẹ lại đến thầy cô, ai cũng thi nhau nói về tương lai của nó.

 Một điều đặc biệt nữa là nơi này có thật nhiều gió. Con Bé thích gió. Gió luôn là người duy nhất lau khô những giọt nước lăn trên má nó thậm chí trước cả khi nó kịp nhận ra. Ở nơi này, Con Bé chẳng phải nghĩ gì, nó có thể khóc hay la hét tuỳ ý, bởi vì cánh đồng và gió thì không biết lắc đầu thất vọng hay la mắng gì… Và nó gọi nơi này là Cầu Thang Gió.

Con Bé, xét về mặt nào đấy, không phải là một người tốt. Cái mặt nào đó ở đây có lẽ là mặt tình cảm. Bạn bè, có đứa trêu ác thỉnh thoảng vẫn gọi nó là Nàng Hai Tháng, Con người, chẳng ai làm việc gì không có lý do, kể cả việc đặt tên cho người khác. Và lý do cho tên Hai Tháng là những mối tình của Con Bé, không có mối tính nào kéo dài quá thời gian 2 tháng. Con Bé không phải là đứa lăng nhăng chơi bời gì, lại càng không phải con cháu họ Sở bắt cá hai tay, thế nên nếu người ta không hiểu tại sao lại có chuyện 3 mối tình trong gần nửa năm 1 thì nó còn thấy khó hiểu 10. Tại sao thế? Không chỉ không hiểu, nó còn khổ hơn người ta ở chỗ nó thấy dằn vặt, khổ tâm. Bạn bè hỏi nó: “Có thích người ta không mà nhận lời? Nếu thích tại sao lại chia tay nhanh thế?”. Thích.Tất nhiên là thích chứ. Nhưng những người đó, chỉ đến với nó được một thời gian thôi. Nó thấy người ta giống như con gấu Teddy trong tủ kính nhà nó. Khi mẹ không chịu mua, nó giãy lên rồi quay sang năn nỉ bố. Ôm con gấu trong tay, nó chợt phát hiện sao mà mũi con gấu to thế? Sao tay chân lại ngắn cũn? Thế là nó cho lại vào tủ kính. Và nó quên lãng. Có lẽ mấy người đó cũng bị quên lãng như thế. Đi chơi với nhau, càng đi nhiều nó cáng chán. Người ta càng tỏ ra quan tâm nó càng thấy bớt thích đi. Và đến một ngày nào đó, khi đến nhà không gặp, gọi điện không nghe, đến lớp thì hay rằng nó xuống căng tin, người ta hiểu là chia tay, người ta đã bị quên lãng, giống như con Teddy.

Sau mỗi lần như thế bạn bè có đứa sợ nó suy sụp ghê lắm, có đứa còn lo nó không học hành gì được nhưng khi nhìn thấy nó, vẫn cười rạng rỡ và líu lo như chẳng có chuyện gì, chúng mới hiểu ra thật sự ai mới là nạn nhân.

Nhưng bạn bè không ai biết rằng sau mỗi lần như thế có một con nhóc đứng la hét ỏm tỏi tại một góc vắng trong ngôi trường rộng thênh thang. Hét xong, nó lăn ra ngủ, ngon lành như một đứa trẻ con.

Một ngày, đang mải mê dằn nỗi bực tức của mình lên những viên gạch lót đường, miệng không ngớt tuôn ra những lời rủa xả thảm thiết, Con Bé lên đến Cầu Thang Gió từ khi nào. Nhưng lần này, nó cứng đơ, mồm miệng há hốc không nói lên lời. Trên băng ghế “của riêng”, có ai đó đang say sưa ngủ ngon lành. Nó cứng đơ khoảng 5 giây, khi máu đã kịp lên não, Con Bé hùng dũng bước xăm xăm về phía kẻ xâm phạm lãnh thổ bất hợp pháp.

– Này này! Cậu là đứa nào? Tại sao lại nằm trên ghế của tôi? Xuống ngay!

“Con vật” đã trót xâm phạm lãnh thổ của “con vật” kia ngơ ngơ ngác ngác ngồi dậy, cơn buồn ngủ đã chạy mất dép từ đời nào.

– Ghế của cậu? Vớ vẩn thật!… Oáp…! Dù sao tôi cũng ngủ đủ rồi, trả lại cậu đấy!.

Rồi cứ thế bước đi bỏ lại sau lưng “con vật” kia đang lầm bầm nguyền rủa….

Nhưng dường như chẳng quan tâm đến lời nguyền rủa của Con Bé, Thằng Bé vẫn xuất hiện đều đặn vào trưa thứ 6 hàng tuần. Còn Con Bé, nó chẳng bao giờ bén mảng đến nơi này trừ khi nó muốn không ai nhìn thấy những phút yếu đuối của mình thế nên tất nhiên nó không biết điều đó.

Lần thứ hai Con Bé gặp Thằng Bé ngay lúc nó đang thẫn thờ nhìn ra cánh đồng, trên mặt còn vệt nước chắc đã được gió hong khô từ khi nào. Biết Thằng Bé đến nhưng Con Bé chẳng buồn nhìn sang. Đối với nó, sao cuộc sống có nhiều áp lực quá. Bố mẹ lúc nào cũng hy vọng, thầy cô không khi nào ngừng kỳ vọng. Nhiều lúc Con Bé thấy ngạt thở, muốn từ bỏ tất cả, như lúc này đây chẳng hạn…

Thằng Bé chỉ đứng nhìn cánh đồng, chẳng nói cũng chẳng phản ứng gì về việc Con Bé có mặt ở nơi này. Hai đứa cứ đứng lặng im, ánh mắt cùng rớt lại đâu đó phía sau cánh đồng, sau cả luỹ tre làng và những ngôi nhà nhỏ như trong tranh vẽ..

Vài tuần tiếp theo, Con Bé bận bịu với bài vở trên lớp, lại cười nhiều. Hình như mọi người khi ở bên nó ai cũng rất vui. Có cậu bạn lớp bên hình như đang để ý nó. Cậu ấy ngồi cạnh nó trong lớp học thêm Toán buổi tối, Con Bé thấy cậu ấy hay nhìn nó, lúc nó loay hoay đang chẳng biết làm gì với bút hết mực thì cậu ấy chìa cho nó một cái. Hay thật! Con Bé thấy cuộc sống thú vị quá, và những bài toán bỗng chốc trở nên bớt cứng đầu đi rất nhiều.

Nhưng cho dù ở lớp học thêm Con Bé có giỏi đến đâu thì… “ 1 điểm! Quên kết luận nghiệm!”.

Câu nói của thầy như gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt nó. Cả lớp chẳng có đứa nào ngu đến mức không nhận ra thầy có vấn đề gì với Con Bé. Nó cố gắng biết bao nhiêu, đã đứng soát đi soát lại bài mấy lần. Thế mà vẫn “1 điểm”. Con Bé đi xuống lớp, mặt như muốn ngất đi.

Hôm đó là thứ 6…

Mỗi khi Con Bé buồn, chúng ta đều biết có thể và chỉ có thể tìm thấy nó ở nơi đó; và vì hôm đó là thứ Sáu nên Thằng Bé cũng ở đó. Con Bé thoáng ngạc nhiên khi thấy bóng Thằng Bé, nhưng nỗi ngạc nhiên nhỏ bé không làm nỗi buồn to đùng trong lòng Con Bé xẹp đi tí nào. Nó tiếp tục thẫn thờ nhìn cánh đồng như chưa từng bị sự xuất hiện của Thằng Bé làm gián đoạn:

– Sao cậu không hét lên? Cứ giữ mãi nỗi buồn thế chỉ thấy buồn hơn thôi”.

Con Bé mở to mắt, lần này thì ngạc nhiên thật, nhìn Thằng Bé. Đột nhiên, nó muốn nói cái gì đó, muốn có ai nghe nó. Con Bé hỏi:

– Cậu có muốn nghe tớ không?.

Rồi nó kể chuyện thầy Toán trù nó, kể chuyện cô giáo mắng nó…Thằng Bé chỉ im lặng, lắng nghe.

Tối đó, học thêm Toán. Ở thị trấn bé xíu này nhà cửa cũng chỉ có ít thôi, người dân tất nhiên cũng chẳng nhiều, vì thế dĩ nhiên gió là nhiều nhất. nhưng ngoài gió, trời tối đó còn có cả mưa. Mà mưa và gió cộng lại thì người ta gọi là bão. Nó không đem theo áo mưa. Sấm và chớp giật đùng đùng. Ngần ngại, nó định gọi cho bố, nhưng trời này mà bắt bố ra ngoài thì…

– Mặc áo mưa vào rồi về!

Nó ngước lên, oh, cậu bạn lớp bên đây mà.

– Nhanh lên còn nhìn gì!

Giật mình vì bị quát, nó líu ríu tròng cái ao mưa to uỵch vào người.

– Đi về thôi! – Cậu bạn lớp bên kéo nó ra bãi để xe, lóp ngóp lôi ra cái xe của nó, đưa cho nó.

Ớ ớ! Khi nó kịp nhận ra rằng mình đang đứng như một con ngớ ngẩn thì người ta đã lấy được xe của người ta ra rồi. May mà trời tối chứ không mọi người đã được một phen trầm trồ vì mặt thoắt đỏ vì ngượng lại thoắt tím vì lạnh của nó.

 – Về thôi!

Tiếng giục làm Con Bé giật mình một lần nữa, làm gì mà cứ phải quát lên thế chứ, nó lầm bầm, chẳng dám nói to, trời này mà phải về một mình thì….

Cuộc sống lại trở về quỹ đạo bình thường của nó. Thi thử lần 1 rồi thi thử lần 2. Bài vở làm Con Bé bận bù đầu. Nó lao vào học như thể trên đời này chẳng còn việc gì đáng làm hơn việc học. Bố mẹ, thấy cô, bạn bè mới nhìn ai cùng mừng, nhưng nhìn lâu người ta đâm hoảng. Nếu cứ như thế chắc chắn Con Bé sẽ “chết” trước khi nhìn thấy giấy báo điểm.

Nhưng Con Bé biết nó sẽ không chết. Người ta không thể chết khi vừa mới phát hiện ra một thứ cực kỳ quan trọng của cuộc đời mình.

Con Bé vẫn lên Cầu Thang Gió trưa thứ 6 hàng tuần. Không phải thầy Toán lại tặng thêm gậy cho bộ sưu tập của nó, cũng chẳng phải lại có áp lực gì. Chỉ đơn giản là Con Bé biết, đón nó nơi đó sẽ luôn là một nụ cười.

– Hôm nay có chuyện gì không? – Thằng Bé sẽ chào Con Bé như thế.

Và Con Bé sẽ líu lo đủ thứ chuyện, nào là con mèo nhà nó mới đẻ 4 con mèo con, nào là cái Phương lớp nó hôm nay có áo mới… Cầu Thang Gió bây giờ là nơi lắng nghe những tiếng cười trong veo của 2 cô cậu học trò nhỏ.

Nhưng cũng có lần, Thằng Bé lên đến nơi đã thấy Con Bé đứng đó. Nó bước đến, định nở nụ cười quen thuộc thì bắt gặp đôi mắt vô hồn đang nhìn về nơi vô định nào đó của Con Bé, Thằng Bé im lặng, chờ đợi.

– Bố mẹ chỉ thích tớ học kinh tế.

Im lặng.

Thời gian trôi qua mà chỉ có tiếng gió. Rồi vang lên tiếng Thằng Bé.

– Không ai hiểu cậu bằng cậu đâu. Thứ mình không muốn thì không làm tốt được, nên quyết định vẫn là ở cậu thôi.

Hôm sau gặp lại, Con Bé toe toét nhảy chân sáo lên đập bộp vào vai Thằng Bé.

– Tớ nộp hồ sơ thi Ngoại Ngữ rồi!

Thằng Bé tròn mắt:

– Ngoại Ngữ á? Tớ không thích.

 Con Bé xịu mặt

 – Có vấn đề gì chứ?

– Người ta bảo con gái Ngoại Ngữ đanh đá lắm, mà cậu đã như thế này rồi…

Chưa hết câu Thằng Bé đã bị cái gì đó nhảy lên cấu cho một phát.

 – Á á á.. Sao cậu đánh tớ? – Nó chồm lên cốc vào đầu Con Bé.

– Tớ dám đấy! Ai bảo nói tớ đanh đá!

 – Tớ nói có sai đâu!

– Lại còn cãi àh!..

Hai đứa đuổi nhau vòng vòng. Rét nàng Bân thì lạnh thật đấy, nhưng chắc chắn ở nơi này, ở Cầu Thang Gió, nắng ấm lúc nào cũng ngập tràn.

Ngày trôi đi, Con Bé nhận thấy có một sự thay đổi nào đó trong mình. Nó thấy mình như đang thích thích, nhớ nhớ nụ cười đón nó nơi cầu thang, nhớ nhớ bóng cao lêu đêu, áo sơ mi trắng, kính gọng đen của Thằng Bé. Con Bé thấy mình thật là lạ. Suy đi nghĩ lại một hồi, Con Bé kết luận: Nó thích Thằng Bé.

Buổi tối, Con Bé vẫn đi học thêm bình thường. Cậu bạn lớp bên vẫn đạp xe bên cạnh nó suốt đoạn đường về. Nhưng con người, một khi đã quan tâm rất nhiều đến một chuyện thì những chuyện khác dĩ nhiên là không còn được quan tâm nhiều nữa. Con Bé líu lo kể những chuyện ở lớp, vẫn cười khanh khách với câu chuyện của mình. Và vì mải cười, nó không để ý có một người nhìn nó lâu thật là lâu..

Những hôm Con Bé học khuya, cậu bạn lớp bên lại gọi điện nhắc nó đi ngủ sớm. Sáng sáng, cậu bạn lớp bên thay mẹ đánh thức Con Bé dậy. Nhiều lúc nó thấy sao mà cậu ta phiền phức quá, người nó mong sẽ nhắc nó đi ngủ hay đánh thức nó sao lại chẳng thấy đâu? Những tin nhắn Con Bé gửi đi cũng không thấy reply. Nó lắc đầu thật mạnh, tự nhắc mình không được nghĩ linh tinh nữa. Chắc cậu ấy chỉ bận học quá thôi, sắp thi rồi còn gì. Nghĩ thế, nó lại cắm đầu vào đống bài tập cao như núi, vẫn đều đặn gửi những tin nhắn nhắc nhở đi ngủ và ăn uống đúng giờ, nhưng Con bé không còn chờ tin nhắn trả lời nữa.

 Đón Con Bé ở đầu Cầu Thang Gió vẫn là nụ cười ấy, nụ cười yên bình nhất mà Con Bé từng gặp. Hai đứa ngồi cạnh nhau lâu thật là lâu.

– Dạo này cậu bận học lắm hả?

– Ừ. Phù! Thế là cậu ấy bận học thật.

– Cậu đã làm hồ sơ thi trường nào chưa?

– Rồi.

Con Bé không hỏi nữa, đằng nào sau này nó cũng biết thôi.

– Có tin được không, nhưng mà tớ nghĩ là tớ thích cậu rồi đấy!

Lời nói ở đâu đột ngột chạy ra, Con Bé nói xong bình thản nhìn ra cánh đồng hút gió. Lúa đã xanh quá rồi. Hai đứa ngồi cạnh nhau, Thằng Bé không nói thêm gì cả.

Nhưng rồi kể từ hôm đó, Thằng Bé không còn xuất hiện ở Cầu Thang Gió nữa. Mặc cho Con Bé chờ đợi hay chạy đi tìm khắp nơi.. Con Bé mệt mỏi, vẫn chỉ có Gió đến an ủi….

Con Bé cắm đầu vào học. Thầy cô và bạn bè ai cũng ngạc nhiên. Thi thử, sát hạch, lúc nào Con Bé cũng xếp đầu bảng. Khen thưởng, động viên, Con Bé hờ hững cảm ơn. Con Bé không cho phép nó có thời gian rảnh rỗi, vì nó biết cứ rảnh rỗi là nó sẽ nghĩ linh tinh. Bây giờ, nếu nó buồn, sẽ chẳng còn ai im lặng ngồi cạnh nó nữa.

Thầy Toán không còn bắt lỗi bài tập của nó. Những điểm 10 đỏ chói và nụ cười hài lòng của thầy phần nào làm nó mãn nguyện đôi chút.Thỉnh thoảng, nó vẫn lên Cầu Thang Gió, đơn giản bởi vì ở đây có nhiều gió nhất trường. Nhưng sao có khi nó khóc?

Cậu bạn lớp bên vẫn hay gọi điện nhắc nhở Con Bé ngủ sớm, dậy sớm, vẫn mua áo mưa mỗi khi nó định dầm mưa về nhà. Nó thấy sao phiền phức quá! Là gì của nhau đâu chứ? Con Bé cáu! Có lần, nó quát vào điện thoại:

– Cậu là gì chứ? Sao chuyện gì của tôi cậu cũng tìm cách chen vào? Sao chuyện gì của tôi cậu cũng biết?

 – Mọi chuyện về cậu, chỉ cần muốn là tôi sẽ biết.

 – Vậy thì từ sau làm ơn đừng muốn biết gì về tôi được không?

Nó đã quát thét lên như thế, rồi dập máy.

Khóc. Nhưng ở nhà, dù là trên sân thượng, cũng không có nhiều gió như ở trường, vì thế nó lại chính là người phải lau nước mắt cho mình. Có phải nó đã sai? Cứ mãi đi tìm những gì chẳng thuộc về mình để rồi lại hờ hững với những người luôn bên cạnh?

Con Bé không còn hay cười rạng rỡ và nói líu lo như trước, nhưng mọi người, ai cũng bận bịu nên chẳng ai để ý, chẳng ai nhận ra.

Thi thử rồi thi thật. Chẳng ai nghĩ là nó sẽ không qua. Và nó qua.

Trước ngày nó nhập học, bạn bè, họ hàng đến chật cả nhà. Ai cũng tự hào về nó. Con Bé lặng lẽ đạp xe lên trường. Trường vắng hoe. Mấy cây xà cừ nhẹ nhàng thả lá như muốn chào mừng nó lần cuối. Nó chậm chạp leo lên Cầu Thang Gió, cố ghi nhớ từng vết nứt của hàng gạch dưới chân.

– Cậu đến rồi đấy à?

 Là giọng nói đó, giọng nói mà cho dù có nhắm mắt hay bịt tai lại nó cũng chẳng thể quên. Nó dợm chân bước quay lại, không phải là bây giờ, nó chưa sẵn sàng.

 – Cậu đã biến mất, dường như là hoàn toàn, cậu không đến đây, cậu cũng chẳng thèm nghe điện thoại. Cậu đã để mặc cho tôi chờ đợi hay tìm kiếm…

– Tớ xin lỗi vì sự biến mất của mình. Nhưng tớ tin là tớ không thể chịu đựng hơn nếu không nhìn thấy cậu. Có tin nổi không, tớ nghĩ là tớ thích cậu rồi đấy..  – Thằng Bé nói, quay lại phía Con Bé đang đứng chôn chân nơi cầu thang hút gió.

Gió thổi bay những ngọn tóc lòa xòa trước trán của Thằng Bé. Và Con Bé thề rằng đó là hình ảnh đẹp nhất mà nó từng thấy.

Nó biết mình đã không làm sai điều gì.

Kể cả khi phát hiện ra nơi có nhiều gió nhất trường này.

Hay ít nhất, nó đã không phủ nhận những gì trái tim nó thực sự cảm nhận.

-Blog Radio –

1. Cà phê cuối chiều

Tôi chấm dứt một ngày dài mệt mỏi và lê thê bằng việc nhấm nháp một tách cà phê. Đen, không đường, đắng và nhiều cặn, loại cà phê dở nhất mà tôi có thể tìm ra. Tôi thích thế, hay chỉ là thói quen đã lặp đi lặp lại từ 8 năm nay? Không chắc nữa. Tôi  là một đứa con gái quái đản, lạnh lùng, tự cao, kiêu ngạo và hãnh tiến…không biết còn thêm tính từ gì nữa, đến giờ tôi mới chỉ nghe được có thế. Người ta nhìn vào những thói xấu của tôi, những sở thích lạ lùng và có phần man dại để lên án, chì chiết. Thế nên, tôi đã học được cách tự bảo vệ mình khỏi những lời đàm tiếu, tôi nhấm nháp tách đen dở thúi vào mỗi cuối ngày, như nhấm nháp những lời xấu xa làm tôi tổn thương. 8 năm nay tôi không khóc, tôi chỉ uống đen, viết nhăng nhít lên bất kỳ nơi nào có thể hiện chữ, ngủ một giấc vật vờ và sáng ngày ra, đôi mắt thâm quầng, tôi ngẩng đầu lên đối diện với mọi thứ.

Hôm nay mình chảy máu… Thằng Vespa trắng vụt qua, gương chiếu hậu vấp vào tay lái làm mình ngã. Ngã uềnh giữa đường, mặt đường nhựa nóng rát, da thịt nóng rát. Có mấy người chạy lại đỡ mình dậy, miệng càm ràm hộ  mình thằng nhãi chạy ẩu. Chảy  máu, xót, người dưng đâu thể xuýt xoa cho mình, mà, sao quay đầu đi đâu cũng thấy toàn người dưng thế này?

Sếp không hài lòng với kế hoạch even của mình. “Táo bạo quá, em cứ theo môtip lâu nay em làm cho anh, đừng biến thể, biến tấu, sáng tạo gì gì hết. Thế nhá, em có 3 ngày!”

Tôi làm việc cho một công ty truyền thông cỡ vừa. Tọa lạc trên một khu phố lắm bụi và tiếng xe cộ, công ty truyền thông có tên giao dịch nước ngoài là CIL này luôn bị đám mái đóng minijuyp quang quác là “có ít lương”. Tôi 26 tuổi, 2 bằng Đại học, 1 thạc sỹ truyền thông. Tôi thường đến công ty sớm nhất, nhận lịch gặp khách hàng ở phòng thư ký rồi biến ngay, liên lạc với sếp chủ yếu qua mail; hoặc đến muộn nhất, thời gian vắt từ sáng qua trưa, khi đám nhân viên văn phòng đang gặm KFC ngoài tiệm, cũng nhanh chóng nhận lịch rồi đi. Tôi chả sợ gì, chỉ là không muốn cuối ngày lại phải chiêu thêm cà phê vào tách. Tôi dành chủ yếu thời gian lượn lờ ngoài đường, vụt bắt ý tưởng- những ý tưởng ngỡ rằng vĩ đại lắm, vào thời điểm đó, sau mới nhận ra rằng chả có mấy giá trị, bởi sếp tôi là người cổ hủ, hâm mộ cuồng nhiệt triết thuyết ổn định của một triết gia tên gì tôi chả nhớ, sống vào thế kỷ 17 thì phải. Thế kỷ 17 thì làm gì có internet, nhưng thời đại này nó là một thứ không thể thiếu, và vì nó gắn liền với nhịp sống hiện đại, nên triết thuyết ổn định của ông ta không hợp lý tí nào, hoàn toàn không chấp nhận được. Tôi vẫn còn ở dưới trướng sếp vì sếp là người duy nhất, khi tôi đến nộp hồ sơ xin việc, không nhìn hau háu tôi từ dưới lên trên, cũng không chụt choẹt em à em ơi, không  bảo tôi đến bàn thảo công việc lúc đèn đường đã sáng ngọn…

Thế giới truyền thông là một thế giới phức tạp, nhất là trong ngành quảng cáo, event. Thi thoảng tôi vẫn phải vờ xin lỗi khách hàng, e lệ khẽ khàng đứng lên, để rồi khi khuất tầm mắt khách liền chạy ù vào phòng vệ sinh, nôn mửa ầm ĩ. Đi ra vẫn là tôi nhẹ nhàng, cười mủm mỉm. Chấp nhận cho được việc, vì nó đã thành quy luật bất thành văn, nhưng thế thôi, không hơn. Có lần thằng trưởng đại diện hãng điện thoại nổi tiếng đã lãnh một cái tát nảy lửa vì tội dám lợi dụng lúc mời rượu để vuốt ve tôi. Và vì cái tát đó, công ty tôi phải chịu mất hợp đồng. Khi tôi đến gặp sếp vào sáng hôm sau đã thấy đám mái già vừa tô son trét phấn vừa bàn tán chuyện tôi sẽ bị đuổi việc, hoặc ít nhất cũng cắt lương thưởng mấy tháng. Tôi có sợ gì đâu, tôi không phải là người kém cỏi, tự tin rằng có quăng quật đâu cũng không chết đói, tôi bước vào phòng sếp, ngó nghiêng mấy bức tranh chép Goya, mỉm cười với bức ảnh đứa con gái sún răng trên bàn làm việc của sếp. Sếp đứng sau lưng từ bao giờ, ngoảnh lại đã thấy sếp nhếch mép: “Chuyện thế nào kể đi cô bé!” Tôi kể, thậm chí còn thêm động từ mạnh để diễn tả uy lực cái tát của tôi. Xong, đợi. Sếp ngó tôi một lúc, với tay qua cái  bàn lộn xộn giấy tờ lấy bảng phân công công tác trong tháng, đưa cho tôi: “ Em đi Sài Gòn 2 tháng, làm việc với đối tác trong đó. Nhớ, lần sau tát nhẹ thôi, công ty không có khoản trả tiền thuốc.”

2/10: Mình kéo vali qua cửa sân bay. Ồn quá, giọng miền Nam vo ve như muỗi, hình như mình là người duy nhất đứng một chỗ ngó nghiêng thế này. Ai cũng chạy như điên, bỗng dưng thèm ăn phở, tô phở nóng, húng láng và ớt xiêm cay lòi mắt giữa sân bay tấp nập này chả liên quan gì với nhau. Thế nhưng thèm, thèm quá. Mình nuốt nước miếng đánh ực, định ngó nghiêng lúc nữa mới về khách sạn, nhưng đội quân taxi kéo đến, mình leo đại lên một chiếc, phóng vèo cái đã tới nơi. Anh tài bảo mình hên, hôm nay không tắc đường. Một trăm hai mươi nghìn. Anh bồi khách sạn chạy ra xách vali lên phòng, giao chìa khóa, dặn mình có gì cứ gọi. Năm chục.

Sài Gòn ồn ào, những cung đường như rắn, trai gái quấn quít tự nhiên. Sài Gòn rất bức, cảm giác thiếu không khí có thể gọi rõ thành tên, những mảng lưng đen thui bóng nhẫy, những mảng đùi trắng phốp, những khuôn mặt vêu vao…Tôi lang thang nguyên đêm đầu tiên ở Sài Thành, xì xụp đủ các món ăn Ta Tây Tàu, thinh thích một anh chàng nấu món hủ tiếu có mùi thơm đặc biệt. Anh chàng đội cái nón trắng đầu bếp, có hàng ria mép mờ mờ, mắt híp một mí, đảo tay rất điệu nghệ trên cái chảo nông lòng, mùi thơm dần tỏa ra. Vừa ăn vừa ngắm kể cũng thú. Rồi khi trả tiền, hình như đoán biết được sự chú ý của tôi, hay tại tự tin quá vào “nhan sắc”, anh ta cười rõ tươi, hẹn tôi lại quán vào một ngày gần đây bằng cái giọng Tàu trọ trẹ. Tôi phát hiện răng anh ta không đều, thậm chí còn có cái nanh bọc vàng. Tôi bước ra khỏi quán.

Nói chung tôi không phải là mẫu con gái truyền thống. Tôi không ngại ngần nói lời yêu với người tôi thương, tôi ghét cái kiểu yêu ỡm ờ nửa vời sơcua, tôi sẵn sàng chủ động hôn người đàn ông của mình. Tôi là người dễ dàng nhưng không dễ dãi, tôi vị tha, vì tôi hiểu người ta thường gặp phải những tình huống không mong muốn như thế nào. Nhưng tôi thường chìm trong những giấc mộng ký ức, vẫy vùng một mình, cào xé một mình, gầm gừ một mình.

…Tôi yêu khi vừa bước chân vào cánh cổng Đại Học. Mối tình đầu, 18 tuổi, sâu, không thành – dĩ  nhiên, bao nhiêu người trên thế giới này chứ chẳng riêng tôi. Người đàn ông đó hơn tôi một giáp, là đại diện hãng mỹ phẩm của Pháp, tôi quen trong một lần xớn xác vào xin thực tế. Tôi yêu đôi mắt xanh của anh ta, đến nỗi có thể ngồi lặng hàng giờ mà ngắm những dòng cảm xúc trong đôi mắt đó. Mắt xanh của tôi lai Pháp, gốc Việt, sang đây đã 7 năm, nói tiếng Việt rất sõi và yêu rất khéo. 18 tuổi, tôi cứ ngỡ yêu khéo là một thứ bản năng, ông trời tạo ra để người đàn ông làm cho người đàn bà hạnh phúc. Sau này, khi Mắt xanh về nước, lẳng lặng, không nói một lời chia tay, tôi mới vỡ lẽ yêu khéo là một cái tài riêng không phải ai cũng có, nó có khả năng làm tê dại trái tim người đàn bà, bắt cô ta phải vật vờ đi tìm sự giải thoát suốt cả cuộc đời. Anh ta thường ôm tôi từ sau lưng bằng cánh tay ấm chắc, hôn tôi rất sâu, mùi anh ta rất nồng, nói những lời có  cánh, trừ lời yêu… Thế, anh ta lẳng lặng ra đi để lại cho tôi chừng ấy ký ức. Một vài người bạn của anh ta bảo tôi Mắt xanh đã có gia đình bên Pháp. Tôi tin, nhưng trái tim bị tổn thương của tôi không cho phép tôi chấp nhận điều đó. Tôi sang Pháp, 18 tuổi, tôi đi tìm một câu trả lời. Tôi điên rồi, thật thế, tôi kiêu hãnh quá, mà cũng mong manh quá, tôi đi với hộ chiếu du lịch, một thân một mình, tiếng Pháp một chữ bẻ đôi cũng không biết. Người bạn cho tôi địa chỉ công ty của Mắt xanh đã cẩn thận nhờ người nhà đón tôi từ sân bay và chăm sóc tôi những ngày ở đó. Cuối cùng tôi gặp được Mắt xanh, không nói gì, chỉ nhìn thẳng vào đôi mắt đó, cay đắng nghe anh ta bảo chưa bao giờ nói yêu tôi, chưa bao giờ nghĩ sẽ duy trì quan hệ lâu dài với tôi. Tôi về, thế là đủ. Tôi kiêu hãnh lắm, mà cũng mong manh lắm. Tôi không đủ sức nguyền rủa, chửi  bới anh ta, tôi không muốn mọi người biết rằng tôi bị phụ tình. Từ đó, tôi có thói quen uống đen hạng bét vào mỗi cuối ngày. 8 năm, tôi kiêu hãnh lắm, mà cũng mong manh lắm…

Yesterday Coffee nằm  sâu trong một con hẻm nhỏ. Con hẻm hun hút và cong queo tưởng như chẳng có gì hấp dẫn lại mở ra một không gian thoáng đãng đến không ngờ. Yesterday đủ sang cho những doanh nhân đến bàn thảo công việc, đủ tĩnh để những người cô đơn gặm nhấm nỗi buồn, đủ lãng mạn cho những đôi tình nhân. Hôm nay tôi có hẹn với khách hàng chưa biết mặt, nhắn nhe đặc điểm nhận dạng rồi kêu taxi tự tìm đến. Áo màu ghi, cà vạt đen, để túi xách bên tay trái. Anh ta đang khuấy ly cà phê, đen hay nâu, xa quá tôi nhìn không rõ, khuôn mặt nghiêng nghiêng như đứa trẻ thích thú lắm trước một món đồ chơi mới lạ. Không thể tin được đây là nhân vật một tay làm nghiêng ngả hầu hết các công ty truyền thông ở Sài Gòn vì những hợp đồng béo bở nhưng khó nhằn. Lịch thiệp kéo ghế mời tôi ngồi, mùi CK Euphoria thoang thoảng, cái răng khểnh thi thoảng lại tươi rói trong một mẩu chuyện ngộ nghĩnh. Buổi làm việc chưa đi đến đâu, hôm nay mới chỉ dừng lại ở ra mắt xã giao. Tôi sẽ ở lại đây 2 tháng để thương thảo và tiến hành công việc.

7/10: Một tuần ở Sài Gòn. Những cơn mưa bất chợt không quen, mình chúa ghét cái gì không quen. Hôm nay khách sạn bị cúp điện, máy nổ không hiểu sao cũng không chạy được. 2 tiếng liền bị giam trong bốn bức tường, nặng nề với bản kế hoạch chưa hoàn thành và cái tính hiếu thắng của mình. Lúc sáng Răng khểnh đến, đọc qua cái kế hoạch tâm huyết trên bàn làm việc rồi ném bộp xuống, nhếch môi chế giễu: “Em chỉ có thế này thôi ư?”  Đây là lần thứ 4 anh ta từ chối bản kế hoạch, tức điên lên, mặt đỏ như gà chọi, mình gom chút bình tĩnh cuối cùng nhỏ nhẹ: “Anh còn yêu cầu thêm gì nữa?” “Tôi muốn sự đặc biệt, bản kế hoạch thế này tôi có thể nhặt lên từ sọt rác trong văn phòng tôi, đầy!”

Gần 2 tháng ở đây, tôi đã chinh phục được bộ não của Răng khểnh khó tính, và cả trái tim của anh nữa. Tôi thỏa mãn lòng kiêu hãnh của mình. Răng khểnh ngỏ lời với tôi cũng ở Yesterday, vào một ngày Sài Gòn mưa ồn ã. Tôi từ chối lời yêu trong tiếng piano từng giọt, từng giọt. Buồn. Cả Răng khểnh và tôi. Vết cắt xưa đã liền sẹo lâu rồi, nhưng vẫn là vết cắt mà mỗi lần nhớ lại, tôi đa nghi với tình yêu thêm một chút, tôi quái đản với những ước vọng yêu thương của chính mình thêm một chút, khắt khe với người yêu mình thêm một chút. Tôi kể cho Răng khểnh nghe về tôi, về Mắt xanh, về những giấc ngủ chập chờn… Răng khểnh tự tin bảo chắc chắn tôi đã yêu anh rồi, chỉ là tôi khăng khăng không chịu nhận ra mà thôi, rằng anh sẽ đợi để tôi tự vật lộn với cảm xúc của mình. Anh là một người đặc biệt, khác xa với những gã trai tơ có, già có vo ve bên tôi bấy lâu nay. Anh kìm hãm được những điên loạn trong tôi, biết cách kích thích tôi, chọc cho tôi đến phát điên lên… Anh làm cho ly cà phê cuối ngày không còn tác dụng nữa, tôi viết lăng nhăng nhiều hơn, ngay cả ở những nơi không hiện được chữ. Thế  nhưng tôi vẫn từ chối, trái tim đa nghi tự nhủ rằng đấy không phải tình yêu, chỉ là thứ cảm giác thoáng qua nhất thời mà thôi.

Tôi về Hà Nội, được nghỉ phép 1 tuần sau chuyến công tác dài. Hà Nội cũng sôi động, nhưng cái sôi động bên ngoài không át được hương thơm cổ kính bên trong. Tôi lại lang thang trên những con đường quen, tôi thích những thứ quen thuộc. Tôi lao xe như điên, uống cà phê đến nỗi da xạm đi, ùa vào những pub ầm ào mở tiếng nhạc nghe như còi chữa cháy. Nốc rượu. Nhảy nhót cuồng loạn. Thì tôi là một đứa quái đản, tôi âm thầm với tôi, một mình, trong đêm, còn ban ngày, như thế này, váy ngắn áo quây, ngẩng đầu kiêu hãnh. Răng khểnh là ai mà có quyền năng làm đảo lộn cuộc sống của tôi? Răng khểnh đâu có đủ năng lượng để đốt cháy đi những trang quá khứ của tôi? Tôi mạnh mẽ. Không, tôi mong manh lắm, Răng khểnh có đủ kiên nhẫn ấp ôm che chở tôi suốt đời không? Vì tôi quá kiêu hãnh, tôi lại càng dễ tổn thương, tôi càng tỏ ra lạnh lùng. Tôi yếu đuối, tôi chỉ là một đứa con gái yếu đuối quẩn quanh trong cái vỏ dày cộp chính mình tạo ra, để che giấu đi nước mắt bên trong, để đời không quật ngã được mình. Tôi đi ngủ  với giấc mơ chập chờn tiếng piano, Răng khểnh tươi rói và những trang giấy nhăm nhít chữ.

Răng khểnh gửi mail cho mình, chẳng viết gì, một trang giấy trắng. Mình hiểu ý, Răng khểnh muốn mình viết lên trang giấy đó. Viết gì đây nhỉ. Mình nhớ Yesterday chiều mưa ồn ã. Mình muốn trở lại Sài Gòn. Mình nhớ mùi CK Euphoria ấm áp. Mình nhớ……nhớ…….nhớ……..nhớ…

13. Không thể và có thể

Người ta có thể dừng xe lại khá lâu chỉ để xem một vụ tai nạn nhưng lại không đủ kiên nhẫn để dừng xe khi đồng hồ giao thông vẫn đang báo đèn đỏ ở những giây cuối cùng…

– Người ta có thể ngay lập tức kỷ luật và trừ lương nhân viên, thậm chí đuổi việc vì mắc lỗi gây thiệt hại không lớn lắm, nhưng lại thật khó làm thế với lãnh đạo cho dù có thiệt hại lớn hơn nhiều…

– Người ta có thể nhậu nhẹt với bạn bè hàng giờ, nhưng lại không đủ kiên nhẫn và sẽ phát cáu nếu một trang web không mở được sau 10 giây…

– Người ta có thể ngồi cả buổi với người yêu tâm sự mọi chuyện, rồi an ủi, sẻ chia… nhưng lại không đủ kiên nhẫn để nghe Bố, mẹ nói trọn câu: dạo này Bố/Mẹ thấy hơi mệt, khó thở và tức ngực lắm, hôm nào con rảnh đưa Bố/mẹ đi khám nhé

– Người ta có thể sẵn sàng “bo” cho một “chân dài” nào đó với số tiền không nhỏ, nhưng lại không thể cho bà lão ăn xin số tiền chỉ bằng 1/50 số tiền đó…

– Người ta có thể gọi điện tâm sự với người yêu hàng ngày và đến mấy chục phút, nhưng gọi cho Bố Mẹ thì hoạ hoằn lắm, và thời gian thì chưa bằng 1/10 so với khi gọi cho người yêu…

– Người ta có thể mua cái váy tiền triệu và bao nhiêu đồ dùng đắt tiền nhưng không thể cho cô bé ôsin cái áo cũ đã lỗi mốt đã nhét trong góc tủ của mình…

– Người ta có thể ghếch chân lên tận mặt cậu bé đánh giày chỉ vì đã bỏ ra 5.000đ để cậu bé hì hụi dưới chân mình và họ không thể biết rằng cậu bé đang mừng thầm vì trưa nay không phải nhịn đói…

– Người ta có thể nhậu một bữa hết cả vài triệu, nhưng khi ra về, họ không quên mặc cả với bác xe ôm đến từng nghìn lẻ…

– Người ta có thể mua lại cả một cái nhà xuất bản, nhưng lại không thể mua một cuốn sách.

– Người ta có thể ngồi xe hơi sang trọng đến thăm làng trẻ mồ côi, nhưng họ lại không biết rằng bữa ăn của các em trưa nay có những gì.

– Người ta có thể hô hào rất hoành tráng trên truyền hình về chuyện chống kỳ thị với những người có AIDS, nhưng họ lại không dám cầm tay động viên một bệnh nhân AIDS trong bệnh viện.

– ….

– Nguồn: Blog Radio –

4. Dựa vai và đưa tay đây mình nắm!

Mười hai năm…có tiếng gió, tiếng lòng và cả tiếng run rẩy, bồi hồi của trái tim khi chỉ còn một khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi…đành phải nói lời chia tay với thầy cô, bè bạn, với ghế đá sân trường, với góc phố bằng lăng tím dịu mùa hè và con đường mưa quen thuộc đong đầy kỉ niệm…cùng một “ai đó” rất thân…Tất cả chỉ còn là kí ức dịu dàng, gói trọn cho mùa chia ly…”

Tiếp tục đọc